Để có một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, ngoài ăn uống ra ta còn phải lưu ý một số nguyên tắc sau đây. Các Eva hãy cùng ghi lại để chăm sóc đúng cách cho những người thân yêu nhé !
1. Ngừng ăn đường
Đường không chỉ gây tăng cân mà còn kích thích
hormone dẫn đến mất cân bằng cơ thể. Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột có thể dẫn
đến nguy cơ tiểu đường và bệnh tim. Loại gia vị này còn tác động đến nội tiết tố
nữ và khiến các hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ nghiêm trọng hơn. Trong một
số trường hợp, chế độ ăn này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ
thai.
2. Cân bằng lượng omega-3 và omega-6
Trong chế độ ăn uống của người phương Tây, lượng chất
béo omega-6 thường nhiều gấp 10 lần omega-3. Sự mất cân bằng này có thể khiến sức
đề kháng của cơ thể giảm và rối loạn về hormone. Cách giải quyết vấn đề hữu hiệu
nhất là hạn chế sử dụng các loại dầu thực vật và tăng những thực phẩm có nguồn
gốc từ dầu cá, các loại hạt và bơ trong thực đơn hàng ngày. Dầu hoa anh thảo là
một nguồn chất omega-3 dồi dào. Loại dầu này còn có tác dụng tốt trong việc hạn
chế các hội chứng tiền kinh nguyệt PMS ở phụ nữ.
3. Cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
người, bao gồm quá trình cân bằng hormone. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta cần
cung cấp 400 IU (10 mcg) vitamin D mỗi ngày. Những người thiếu chất nghiêm trọng
cần bổ sung liều cao hơn.
4. Cung cấp chất phytoestrogens
Phytoestrogen là chính là estrogen thực vật có chứa
chất lignans, flavone, coumestans và isoflavone. Chất này tồn tại nhiều trong thực
phẩm có nguồn gốc từ đậu (đậu nành, đậu lăng, lạc). Tiêu thụ thực phẩm có chứa
phytoestrogen có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, ung
thư vú, bệnh tim mạch và loãng xương. Đây cũng là estrogen tự nhiên trong cơ thể
phụ nữ. Ngoài việc giúp cân bằng hàm lượng hormone khi tiêu thụ, phytoestrogen
cũng tăng cường chức năng miễn dịch và có thể làm giảm triệu chứng của hiện tượng
tiền kinh nguyệt và mãn kinh.
5. Sống vui vẻ, lạc quan
Tuyến thượng thận là một trong những trung tâm điều
tiết nội tiết tố của cơ thể. Đôi khi, áp lực cuộc sống khiến bộ phận này phải
làm việc với cường độ cao, gây bệnh suy giảm chức năng tuyến thượng thận
(Addison). Đây là nguyên nhân chính gây chứng mệt mỏi mãn tính, huyết áp thấp
và căng thẳng thường xuyên. Vì vậy, bạn cần cân bằng cuộc sống và công việc để
có cuộc sống thoải mái. Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều vitamin B, magie (có
nhiều trong gạo nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm) để tăng cường sức đề
kháng cho cơ thể.
6. Ngủ nhiều hơn
Trong lúc chúng ta chìm vào giấc ngủ chính là lúc các hooc-môn hoạt động, ngủ đủ giấc không chỉ đem lại tinh thần sảng khoái để học tập, làm việc mà còn góp phần vào sự phát triển thể trạng. Giấc ngủ xua tan mệt mỏi, nạp lại năng lượng cho ngày mới. Sau một ngày dài căng thẳng hãy tạm gác lại những mệt mỏi để tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon.
Trong lúc chúng ta chìm vào giấc ngủ chính là lúc các hooc-môn hoạt động, ngủ đủ giấc không chỉ đem lại tinh thần sảng khoái để học tập, làm việc mà còn góp phần vào sự phát triển thể trạng. Giấc ngủ xua tan mệt mỏi, nạp lại năng lượng cho ngày mới. Sau một ngày dài căng thẳng hãy tạm gác lại những mệt mỏi để tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon.
7. Ít tức giận cười nhiều hơn
Trong thực tế, cứ 1 phút bạn tức giận thì bạn đã bỏ
lỡ 60s hạnh phúc. Nụ cười góp phần làm thay đổi tâm trạng, giúp chúng ta cảm thấy
yêu đời hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chẳng phải chúng ta vẫn luôn mong nhìn
thấy nụ cười từ mọi ngưới sao. Hãy cười nhiều lên nếu có thể.
0 comments:
Post a Comment